Nhiều tháng nay, người dân các huyện miền núi Quảng Nam như Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang... đổ xô vào rừng để đào gốc cây mật nhân đem bán.
Thông tin về khả năng chữa bách bệnh của cây mật nhân xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng Internet khiến nhiều người từ đồng bằng ngược lên núi tìm mua đã đẩy giá mật nhân từ 30.000 đồng/kg vọt lên 200.000 đồng/kg nhưng không có để mua...
Đổ xô lên rừng
Tờ mờ sáng, ngay ngã ba trung tâm huyện Phước Sơn, gần chục xe thồ đang chuẩn bị đưa khách vào xã Phước Lộc, một xã cách trở nhất của huyện Phước Sơn. Chuyện xe thồ đưa khách vào các cánh rừng sâu ở Phước Sơn không lạ vì những bãi vàng đã tồn tại ở đây gần 20 năm qua. Phước Sơn một thời huyên náo vì vàng, các cánh xe thồ cũng nổi lên từ đó. Nhưng khác với những chuyến xe thồ trước, lần này xe chở những tốp người luồn sâu vào những cánh rừng để săn tìm gốc cây mật nhân.
Anh Nguyễn Thanh Tuấn, chạy xe ôm, cho biết chở một khách đi từ thị trấn vào Phước Lộc giá không dưới 500.000 đồng, nếu đi khứ hồi khoảng 800.000 đồng/người.
Công việc xe thồ của anh trở nên khấm khá hẳn lên vì nhiều tháng nay có người vào ra liên tục. Do rừng Phước Lộc được phát hiện là nơi tụ rất nhiều cây mật nhân, nhất là tại Phước Sơn, thế nên hơn hai tháng qua dòng người từ nơi khác đã ùn ùn kéo về đây khai thác.
Chị Nguyễn Thị Phượng - cán bộ văn hóa xã Phước Lộc, một trong số những người từng theo dân trong bản đi đào mật nhân - cho biết cây mật nhân tại đây mọc thành từng đám lớn giữa rừng. Một thanh niên có sức khỏe và đủ thiết bị máy móc (tời, kéo) một ngày có thể đào đến cả trăm ký mật nhân, nhưng vì đường sá xa xôi nên mật nhân được các thương lái ép bán với giá rẻ
Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack (còn gọi là cây “bá bệnh” hay “bách bệnh”) thuộc họ thanh thất, được các nhà khoa học Trường đại học Dược Hà Nội tìm thấy tại VN từ năm 2006. Loài cây này cao 2-8m, lá kép, không cuống, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng thân cây, rễ cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) sắc thuốc hoặc sao vàng để trị bệnh liên quan về xương, khớp. |
đồng/kg. Còn nếu chở ra tận thị trấn Phước Sơn có lúc giá bán lên đến 200.000 đồng/kg. Một người bình thường nếu chịu khó cũng kiếm được cả triệu đồng từ bán mật nhân” - chị Phượng bảo.
Cũng theo chị Phượng, mật nhân được đào từ Phước Lộc có giá nhất vì Phước Lộc là vùng núi cao, thời tiết luôn lạnh. Chính vì vậy rễ cây mật nhân ở Phước Lộc chứa nhiều biệt dược.
Sau khi đào lên khỏi mặt đất, gốc và rễ mật nhân sẽ được cưa nhỏ từng khúc đem rửa sạch rồi chẻ thành từng lát mỏng phơi khô. Khi dùng chỉ cần bỏ một vài lát vào chén nước sôi hoặc cho vào rượu ngâm vài ngày rồi lấy ra uống sẽ trị được bách bệnh...
Thuốc chữa bách bệnh?
Hơn hai tháng nay tại thị trấn Phước Sơn, nhiều gia đình đã tự ý dựng bảng hiệu rao bán mật nhân ngay trước ngõ vào nhà.
Trưa 28-6, chúng tôi tìm đến nhà ông Ngô Bá Thảo (khối 4, thị trấn Phước Sơn) hỏi mua mật nhân để đưa về xuôi, nhưng tất cả đều phải đợi bởi đã có một số khách hàng đến trước, còn mật nhân đang trong quá trình sơ chế.
Trong khi khách hàng đang bàn tán râm ran về công dụng của cây mật nhân thì hai vợ chồng ông Thảo lại hì hục cưa, chẻ những khúc rễ cây màu trắng vừa lấy từ rừng ra còn tươi nguyên.
Người dân vùng cao Tây Giang đi rừng đào cây mật nhân đưa về bán.
Bà Mai Thị Hồng, vợ ông Thảo, vừa làm vừa hào hứng nói với khách về công dụng của loài cây này. “Bệnh gì uống cũng hết. Đau dạ dày, đau khớp, viêm xoang, viêm gan, nhức mỏi tay chân, biếng ăn mất ngủ... đều dùng cây này để chữa. Có thể ngâm rượu từ 3-5 ngày là uống được hoặc chẻ nhỏ ngâm trong nước sôi 15 phút rồi uống như uống nước chè” - bà Hồng diễn giải.
Theo lời của nhiều người dân tộc Bhnông ở Phước Sơn, cách đây vài tháng phó bí thư Huyện ủy Phước Sơn Nguyễn Văn Thịnh trong một lần đi Malaysia công tác đã tình cờ phát hiện cây mật nhân được tinh chế bày bán khắp các hiệu thuốc ở Malaysia dưới tên gọi là cây sâm đắng (Tongkat ali) với nhiều công dụng.
“Sau khi tận mắt nhìn cây mật nhân ở Malaysia, tôi quả quyết rằng loài cây này mọc đầy ở rừng Phước Sơn quê mình. Ngay khi về nước, tôi đã lên rừng đào về và phổ biến cho nhiều người dân uống” - ông Thịnh cho biết. Theo ông Thịnh, tại Malaysia sau khi tinh chế, giá 1kg mật nhân được bán không dưới 6 triệu đồng.
“Nếu quả thật mật nhân tại VN giống như Malaysia thì chúng ta cần phải bảo vệ trước khi chúng bị con người tìm diệt” - ông Thịnh nói. Trong khi đó theo ông Lê Nho Năm - hạt trưởng Hạt kiểm lâm Phước Sơn, mật nhân là loài cây bụi, có rễ cọc, hiện chưa có công trình khoa học hay văn bản nào cho rằng loài cây này chữa được bách bệnh, vì thế ngành kiểm lâm không thể cấm người dân khai thác.
Theo lương y Trần Hữu Nam - phó chủ tịch Hội Đông y TP Đà Nẵng, cây mật nhân hoàn toàn không có tên trong dược điển (sách dược), vì vậy trong đông y không hề có bài thuốc nào nói về công dụng của cây mật nhân dành để chữa bệnh cả.
Tuy nhiên theo lương y Nam, đây là một bài thuốc dân gian xưa nay vẫn dùng để trị duy nhất một căn bệnh liên quan về xương, khớp. Những người cơ thể bị nhức mỏi, đau khớp có thể dùng mật nhân để chữa trị. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ giúp giảm bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh.
Lương y Trần Hữu Nam cũng khuyến cáo: với những người có sức đề kháng yếu (trong cơ thể mang nhiều bệnh liên quan đến nội tạng như gan, mật, dạ dày...), nếu dùng mật nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy không thể nói cây mật nhân chữa trị bách bệnh được.
TAGS: cây mật nhân,chữa trị,bách bệnh,sức đề kháng,nguy hiểm
Thần dược '7 lá 1 hoa' chữa ung thư?
Tiên dược thần kì trên đỉnh Hoàng Liên
"Tiên dược" làm bằng bột mì
CÔNG THỨC: TRỊ ĐAU GAN, NƯỚC DA VÀNG, NGỨA
Cây mật nhân, tán cho nhuyễn, để bột uống hoặc làm hoàn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy. Trong chừng 1-2 tuần sẽ hết. Ngoài ra nó còn trị được bệnh suyễn, sợ nước ra gió.
Cây mật nhân chữa bệnh
Thanh Niên Online (http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200851/20081219181452.aspx)
Cây mật nhân
Mật nhân là một cây thuốc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu, nó còn được gọi với những cái tên khác đó là: cây bá bệnh, hay cây bách bệnh. Từ lâu, người ta thường đi chặt cây mật nhân về làm thuốc. Cây mật nhân thường mọc hoang ở miền Trung và miền Đông Nam Bộ, cây có thể cao tới 7-8 mét.
Bộ phận dùng của cây gồm, lá, vỏ thân cây, quả và rễ. Theo Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ đều dùng được), phòng ngừa tứ thời cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông). Bộ phận thường dùng là rễ hay vỏ thân cây, còn lá thường chỉ được dùng nấu nước tắm trị ghẻ chốc. Rễ của cây mật nhân đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30-40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân.
Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị.
Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được.
Điều đáng lưu ý là, không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai.
Lương y Trần Duy Linh (TP.HCM)
CÂY BÁ BỆNH BẢO BỐI CỦA PHÁI MẠNH
Người Malaysia, Indonesia,Thái Lan,Lào...đã biết sử dụng cây bá bệnh trong đông dược từ lâu. Khách du lịch đến Malaysia có thể tìm thấy thân & rễ loại cây này được bày bán như một loại biệt dược của xứ sở họ với giá rất đắt.
Cty Ích Nhân....Ở Việt Nam cây bá bệnh đc biết với tên gọi dân gian là cây mật nhân. các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện ra một quần thể lớn phân bố ở vườn quốc gia Bái Tử Long - Quảng Ninh. Năm 2006 các nhà khoa học ở Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu & công bố tác dụng dược lý của cây bá bệnh có thành phần chính là các quasinoide, tritecpenoit, alcaloiit...giúp tăng cường sinh lực cho nam giới.
nhiều công trình khoa học khác trên thế giới cũng cho thấy cây bá bệnh có tác dụng chữa nhiều thứ bệnh như khí huyết kém, ăn uống không tiêu, gân cốt mỏi, tẩy giun, dau bụng kinh ở phụ nữ..tuy nhiên, trong dân gian ở Đông Nam Á người ta biết đến công dụng nhiều nhất của loại cây này như 1 loại thuốc trợ lực dành cho nam giới. theo giới khoa học, cây bá bệnh ở VN có khả năng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hoocmon giới tính nam 1 cách tự nhiên. nhờ tác dụng này mà cây bá bệnh đc xem như là chiếc chìa khóa duy trì phong độ tình dục của nam giới, nhất là đối với những người ở độ tuổi trung niên phổ biến tình trạng suy giảm sức khỏe tình dục.
Tại VN nhiều vùng núi dọc trường sơn cũng có. ở những vùng núi tại Quảng Nam, người xê đăng, ca tu, ca dong .. từ lâu đã biết dùng rễ & lá cây ngâm rượu hoặc nấu nước uống. Cây bá bệnh cũng là 1 trong những thành phần chính trong thang thuốc tăng cường sinh lực đàn ông nổi tiếng vùng đất tây nguyên.
vừa qua Trung Tâm nam học của 1 bệnh viện Hà Nội đã tiến hành nghiên cướu lâm sàng "Tính hiệu quả & an toàn của sản phẩm Khang Dược trong điều trị mãn dục nam" Nghiên cướu đc tiến hành trên 30 bệnh nhân theo phương pháp mở & đối chiếu. Kết quả sau sửng dụng biểu hiện sung sức chung (sức sống) tăng đến 90%, cải thiện rõ rệt ham muốn & cải thện rõ rệt phong độ của nam giới, của người mắt hội chứng mãn dục nam...
Việc sử dung cây bá bệnh - cây mật nhân & những sản phẩm của chúng đc khuyến khích như 1 phương pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng & bảo vệ hạnh phúc gia đình hiệu quả
Báo tuổi trẻ thứ hai 10-01-2011 (sơ lược)
Lưu ý : không dùng cho phụ nữ khi mang thai
Trung Tâm Dịch Vụ Truyền Thông
Rễ cây mật nhân đào về từ rừng Phước Lộc (Phước Sơn, Quảng Nam) được rao bán với giá 200.000 đồng/kg.