Đứa con thông minh, người cha tốt
Trong khi đó, trả lời báo chí Úc, mẹ của Julian Assange, bà Christine Assange, nói đứa con “rất thông minh lại có tính tò mò” của bà đang gặp nguy hiểm vì đang trở thành người “quá thông minh”. “Tôi lo lắng vì vấn đề nó đặt ra quá lớn, và các lực lượng mà nó phải đối đầu cũng quá lớn”. Bà cho biết xuất phát điểm của Julian Assange không phải là từ công nghệ mà là sự sáng tạo, thích học hành và sách vở. “Dù bạn có đồng ý hay không với những gì Julian làm thì việc sống với niềm tin của mình và chiến đấu vì niềm tin đó là điều rất tốt”.
Julian Assange, 39 tuổi, đã có con trai là Daniel hiện 20 tuổi và là chuyên viên phát triển phần mềm ở thành phố Melbourne. “Nó là người cha rất tốt - bà Christine không giấu vẻ tự hào - Không phải đứa trẻ nào ở tuổi đó cũng dám chịu trách nhiệm như vậy”.
Cuộc hôn nhân đã không kéo dài, dù Julian Assange tạm dừng đam mê nghề nghiệp để lo cho đứa bé và hai vợ chồng cũng tranh cãi về quyền chăm sóc con. Có thời gian hai cha con nhà Julian còn cùng học tại Đại học Melbourne. Julian học toán và vật lý, còn Daniel khi đó mới 15 tuổi học chuyên ngành sinh học gen.
Bà Christine cho biết Julian đã giữ khoảng cách với gia đình vì sự an toàn của họ, nhưng khẳng định con bà là “chàng trai đáng yêu, nhạy cảm, yêu súc vật và có tính hài hước”. Người phát ngôn của website WikiLeaks Kristinn Hrafnsson cho biết Julian đang có nguy cơ bị ám sát và sẽ tiếp tục ẩn náu để đảm bảo an toàn.
Kristinn Hrafnsson khẳng định tại hội thảo ở CLB báo chí tại London: Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton cho rằng WikiLeaks đã tấn công vào cộng đồng thế giới, nhưng WikiLeaks không làm gì bất hợp pháp, vì cho tới nay chưa ai chỉ ra được tổ chức này vi phạm luật ở chỗ nào.
Ai có lợi từ thông tin rò rỉ của WikiLeaks?
Các “tác giả” của vụ WikiLeaks mới nhất đã thành công khi gây ra hiệu ứng mà nhiều báo thế giới so với vụ khủng bố 11-9! Dư luận tò mò, xôn xao về những gì có thể lộ ra sau khi bức màn nhung của bộ máy ngoại giao Mỹ trên thế giới bị WikiLeaks xé toạc với chỉ một số thông tin ban đầu.
Beth Lane, tác giả của “Đọc báo là đọc cái gì?”, từng căn dặn phải tự đặt các câu hỏi sau khi đọc một tin bài: Thông điệp này nhắm đến ai? Ai muốn nhắm đến ai và vì sao? Hướng đến cái gì? Ai được lợi? Ai mất mát?
Từ đó, có thể thấy mục tiêu nhắm đến của WikiLeaks chính là guồng máy ngoại giao của Mỹ cùng những “giá trị Mỹ”. Và WikiLeaks đã “đánh sập” chỉ trong một ngày, đến nỗi nay Bộ Ngoại giao Mỹ đã lệnh cho chính các nhân viên của mình chớ có “lướt” trên WikiLeaks! Bởi thế mà trong các buổi họp báo liên tiếp sau vụ WikiLeaks, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley đã phải ra sức thanh minh và ráng tranh thủ lại dư luận vốn đã nhìn sự thể bằng cặp mắt khác trước.
Nhờ vụ này, nay được nghe định nghĩa thế nào là “làm ngoại giao” từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ: “Các nhà ngoại giao của chúng tôi là những nhà ngoại giao, chứ không phải là cơ sở tình báo. Họ có thể thu thập thông tin. Công việc của họ là tương tác với người khác, nắm bắt viễn tượng các sự kiện trên thế giới, và báo cáo lại các ghi nhận đó sao cho có thể cung cấp thông tin cho các chính sách cùng các hành động của chúng tôi. Thật là hữu ích đối với một nhà ngoại giao ở Washington khi có được các nhà ngoại giao tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới, nơi có những vấn đề được quan hệ đặc biệt đối với Chính phủ Mỹ. Nếu các bạn có thông tin liên quan đến các vấn đề đó, hãy cho chúng tôi biết. Đó là điều mà các nhà ngoại giao hiện đang làm mỗi ngày. Thành ra, không thể chỉ vì một bức điện đặc biệt nào đó mà có thể biến một nhà ngoại giao thành một cơ sở tình báo” (Daily Press Briefing, ngày 30-11-2010).
Thế nhưng, vẫn còn đó câu hỏi: ai (hay thế lực nào) đứng đằng sau những thông tin được rò rỉ của WikiLeaks? Ai (hay thế lực nào) được hưởng lợi nhất từ sự tan tác của nền ngoại giao Mỹ?
Danh Đức
Theo Tuổi Trẻ
Khám phá boongke chứa máy chủ Wikileaks
Các máy chủ đang cung cấp dịch vụ cho Wikileaks hiện đặt trong hầm sâu 30 mét trong núi đá, chống được bom hạt nhân, và cánh cửa duy nhất dẫn vào hầm làm bằng kim loại dày tới nửa mét.
Nếu người sáng lập Wikileaks định biến mình thành một James Bond, anh ta đã thành công, CNN nhận xét. Julian Assange tiếp tục công bố các tài liệu nhạy cảm từ một trung tâm dữ liệu thông tin đặt trong núi đá xây từ thời chiến tranh lạnh.
Trung tâm dữ liệu của công ty Bahnhof đang cung cấp dịch vụ cho Wikileaks đặt trong Núi Trắng, gần Stockholm Thụy Điển.
Các máy chủ được đặt dưới độ sâu 30 mét trong núi, trong một căn hầm ngầm chống bom hạt nhân. Chỉ có một lối duy nhất dẫn vào khu chứa máy chủ. Cánh cửa vòa làm bằng kim loại dày tới nửa mét, các máy phát điện dự phòng có xuất xứ từ các tàu ngầm của Đức, tạp chí Forbes mô tả.
Chi tiết bên trong căn hầm này từng được mô tả trong các video clip trên YouTube, ảnh trên Flickr và ngay trên trang chủ của công ty host, Bahnhof.
Một video của Trung tâm Dữ liệu Pulse mô tả căn hầm này là nơi lạnh nhất trái đất, và "rất thích hợp cho một James Bond xấu". Một người là CEO của Bahnhof phát biểu trong clip này rằng ý tưởng xây dựng trung tâm dữ liệu trong hầm xuất phát từ "các cuốn truyện khoa học viễn tưởng và phim James Bond".
Video: Bên trong căn hầm ở Thụy Điển
Mai Trang
Wikileaks vật lộn để tồn tại trên mạng
Tổng biên tập Wikileaks Julian Assange cảnh báo nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra với ông và Wikileaks thì 100.000 thư tín được mã hóa sẽ tự động được tung ra.
Wikileaks đang đứng trước hàng loạt thách thức. Sau khi bị Amazon của Mỹ từ chối cung cấp tên miền sáng qua, Wikileaks phải từ bỏ địa chỉ wikileaks.org.
Nhưng chỉ 6 giờ sau đó Wikileaks nhanh chóng chuyển sang địa chỉ mới là wikileaks.ch. với tên miền của Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, địa chỉ này cũng đã vừa bị sập vào tối qua.
Bản thân người sáng lập Wikileaks Julian Assange, 39 tuổi, người Australia, đang đối mặt với một lệnh bắt mới của Interpol với tội danh cưỡng hiếp và quấy rối tình dục. Trước đó, người phát ngôn của trang web đã tỏ ý lo ngại trước sự an toàn của Assange khi ông ta nhận rất nhiều lời đe dọa giết.
Trả lời các câu hỏi của độc giả tờ The Guardian, Anh, hôm qua, Assange tuyên bố nếu có bất cứ điều gì xảy ra với ông ta (bị bắt hoặc bị giết) hoặc với Wikileaks thì 100.000 bản sao mã hóa của các tài liệu thư tín bí mật sẽ tự động được công bố.
"Các mối đe dọa nhắm vào sự tồn tại của chúng tôi xuất phát từ việc công bố tài liệu. Tuy nhiên, chúng tôi đã có các biện pháp đề phòng, sao cho vẫn có thể dduur khả năng đương đầu với một siêu cường", Assange viết.
Guardian là một trong 5 tờ báo hàng đầu thế giới được Wikileaks lựa chọn để gửi hơn 250.000 thư tín ngoại giao bí mật của các đại sứ quán, lãnh sứ quán Mỹ hôm 28/11.
Hiện một đảng của Thụy Sĩ, Swiss Pirates Party, đề nghị cung cấp 21 địa chỉ trang web thay thế cho Wikileaks, nhiều trong số này là các tên miền của châu Âu. Swiss Pirates Party được thành lập năm ngoái với tôn chỉ ủng hộ sự tự do và minh bạch Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét